LẨU MÙA HÈ

Nói đến mùa hè người ta thường không nghĩ tới lẩu, cảm giác cứ nghi ngút khói là nóng rồi. Tuy nhiên, thực chât có rất nhiều loại lẩu giải nhiệt cho mùa hè, thanh đạm, nước lẩu chua thanh, ăn vào là mát cả trong lẫn ngoài

1. Lẩu cá kèo 

Cá kèo hay còn được gọi là cá bống kèo, có nguồn gốc từ miền tây nam bộ, được nhiều người ưa chuộng nhờ thịt cá ngọt thanh thơm béo tự nhiên. Lẩu cá kèo với nước dùng chua ngọt từ rau rừng, thả kèm cá sống và rau tươi thanh mát, xì xụp chấm thêm chén nước mắm ớt cay xè; ta phải nói là chuẩn vị ngày mưa rào, cứ như hồi hương sông nước tự bao giờ.


Theo Đông y, khi kết hợp với lá giang, món cá kèo không chỉ để làm thỏa vị ngày nóng còn có tác dụng nhất định cho sức khỏe như bổ khí dưỡng huyết, hóa đàm tiêu viêm. Món ăn cũng có thể giúp kích thích vị giác và làm giảm triệu chứng đầy bụng, chậm tiêu.

Món lẩu cá kèo lá giang sẽ càng phát huy nhiều tác dụng khi kết hợp với các nguyên liệu như cà chua, rau đắng, đậu phụ, gừng, hành tím,..

 

2. Lẩu gà lá giang:

 

Thường mọi người hay nghĩ đến việc ăn lẩu gà vào mùa đông vì nước lẩu và gà tương đối nóng. Tuy nhiên lẩu lá giang lại là một món dân dã có tính thanh nhiệt và giải độc, phù hợp để ăn trong bất kì thời tiết nào

 

Lẩu gà lá giang là món ngon vô cùng quen thuộc, phổ biến trong ẩm thực miền Nam, kế đến là miền Trung.Theo Đông y, lá giang có tính mát, tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt. Lá giang được xem là vị thuốc lành. Nếu bạn ăn uống không tiêu, dạ dày đau hay xương khớp nhức mỏi, hay bị mụn nhọt có thể dùng lá giang để trị. Những bệnh khác như viêm đường tiết niệu, viêm thận dùng bài thuốc từ lá giang cũng có tác dụng đáng kể.

Lẩu gà lá giang là sự kết hợp hoàn hảo của tính thanh nhiệt giải độc của lá giang và tính ấm, bồi bổ sức khỏe của thịt gà. Nước lẩu có vị chua thanh của lá giang thả kèm vị béo béo, đậm đà của thịt gà hoặc cá kèo, ăn kèm rau tươi theo mùa và bún rất ngon.

 

3. Lẩu cá lăng hoa đồng nội:

 

Lẩu cá lăng không chỉ là món ăn thơm ngon mà còn giàu giá trị dinh dưỡng. Thịt cá lăng có tính thanh lọc, giải độc cơ thể, tăng sức khỏe cho đôi mắt, cải thiện các vấn đề về da. Trong những ngày hè nóng bức, lẩu cá lăng thường được nấu với cà chua, thơm, mẻ, măng chua để tạo vị chua đậm đà, đặc trưng cho nước lẩu.

Khi thưởng thức, người ta thường dùng kèm các loại rau thơm như rau ôm, ngò gai, ngò rí cắt nhỏ. Các loại rau này có mùi hương nồng nàn nhưng rất dễ chịu, giúp món lẩu nóng hổi thêm phần hấp dẫn.

Ngoài ra, mẹt rau hoa đồng nội nhúng lẩu cũng giúp món ăn đa dạng mùi vị, thanh mát, hấp dẫn hơn:

  • Rau muống: tăng vị ngọt mát
  • Bông điên điển: có vị đắng nhẹ, hài hòa lại vị chua
  • Bông súng: tạo độ xốp, vị hơi nhẫn, bùi bùi
  • Kèo nèo: nhai hơi xốp xốp, giòn, lạ miệng
  • Bắp chuối bào: tạo vị chát đặc trưng
  • Rau đắng: có vị đắng rõ, tính mát, thanh nhiệt
 
Contact Me on Zalo