Tám về bếp núc: chuyện hổng của riêng một ai, nấu nướng lúc hỏng, lúc đổ vỡ, cháy sém là hông thể tránh khỏi. Thế nhưng, “trong cái khó ló cái khôn”, người Việt lại có cái tài chế tạo, “vụng đẽo khéo chữa”. Nhiều món ăn độc đáo đã được hình thành từ những tai nạn nhà bếp. Để Hẻm kể cho quí-dzị nghe hành trình từ một miếng cơm “lỗi” bị dính dưới đáy nồi biến hóa ra món cơm cháy mà nhà nhà mê mẩn.
Nếu một ngày bạn cảm thấy mệt mỏi, ngột ngạt giữa Hà Nội rộng lớn hãy thử hòa mình vào không gian mát mẻ, xanh mát của hệ thống Hẻm Quán nhé. Những mảng xanh tại Hẻm sẽ mang đến cho quý dzị một không gian ăn uống thư giãn thoải mái, rất thích hợp đối với các buổi gặp mặt, tụ tập của hội nhóm bạn bè, người thân.
Đi dọc đất Việt Nam, ăn nhậu gần như ở đâu cũng có. Nhậu ở Việt Nam dường như đã trở thành một phần của văn hóa, một truyền thống từ ông cha xưa. Thế nhưng, những nét đẹp, nét hay của văn hóa nhậu không phải đồng tửu nào cũng hiểu thấu được.
Nối tiếp phần 1 của chuyên mục “Một nắng hai sương” mời quý dzị tiếp tục cuộc hành trình đến với miền Nam đất nước để ghé thăm vùng đất Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) đầy nắng và gió - nơi có thứ bánh tráng Trảng Bàng đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực nơi đây.
Trứng bắc thảo là một món ăn có ngoại hình tựa như một viên ngọc đen cuốn hút. Không những thế, hương vị món trứng cũng độc lạ và ấn tượng chẳng kém. Loại trứng này được tạo ra nhờ ủ trong một hỗn hợp “bí truyền màu đen”, nguyên liệu trộn hỗn hợp phụ thuộc mỗi vùng miền. Thời gian ủ có thể kéo dài trong vòng nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng…
Ấy thế mà trong ẩm thực, mọi sự sáng tạo đều có thể xảy ra. Món cháo quen thuộc giờ được biến tấu thành món lẩu cháo - nghe thì lạ tai, mà ăn thì lạ miệng.
Giữa vô vàn món ăn của nền ẩm thực Nam Bộ, gỏi được xem là món ăn thanh mát và dễ hợp khẩu vị của nhiều người. Sự kết hợp của chút rau xanh, chút củ quả, chút tôm, chút thịt, được hòa quyện với nước trộn gỏi chua mặn ngọt, vừa vặn mang đến hương vị khó quên. Nói tới đây không thể không nhắc đến xoài - một nguyên liệu tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại biến hóa đa dạng khi làm các loại gỏi.
Ẩm thực miền Tây vô cùng đa dạng và phong phú với những món ăn bình dị dân dã nhưng lại mang hương vị đặc trưng chỉ miền đất nơi đây mới có. Và một trong số đó không thể không kể đến cá kèo.
Bánh hỏi là món ăn có ngoại hình “là lạ”, người thì bảo đó là một biến thể của bún, người lại ngắm nghía cho hay trông rất giống miếng bánh. Nhưng kỳ thực càng tìm hiểu mới càng biết bánh hỏi có những tính chất riêng không thể trộn lẫn, ai “lỡ lầm” thử một lần rồi sẽ thấy ấn tượng mãi.
Thực khách tới Hẻm hay hỏi cá saba có phải cá basa hông ta? Hoàn toàn khác nhau nha, cá saba là một loại cá biển, thịt trắng, nhiều nạc, không mỡ, nướng ăn cuốn là rất đỉnh luôn
Nói đến mùa hè người ta thường không nghĩ tới lẩu, cảm giác cứ nghi ngút khói là nóng rồi. Tuy nhiên, thực chât có rất nhiều loại lẩu giải nhiệt cho mùa hè, thanh đạm, nước lẩu chua thanh, ăn vào là mát cả trong lẫn ngoài
Nói đến lẩu mắm phải nghĩ ngay đến nồi nước dùng nóng hổi nồng đậm mùi mắm cá, ăn kèm với tóp mỡ béo ngậy. Một mẹt ú ụ hải sản tươi sống ăn cùng mẹt rau hoa đồng nội to chà bá lửa.Tuy không phải là món dễ ăn nhưng ăn hợp dễ nghiện lắm á!
Bên cạnh một nồi nước dùng đậm đà, nguyên liệu lẩu tươi mới, một rổ rau tươi là một điều tối quan trọng quyết định một nồi lẩu ngon là như thế nào.
Để nói về một bữa ăn Việt nói riêng và một bữa ăn châu Á nói chung, sự quây quần đoàn viên là một yếu tố được thể hiện rõ nét nhất. Và không có một món ăn nào thể hiện được rõ nét điều này hơn một nồi lẩu. Lẩu gắn kết mọi người trên một bàn tiệc, bất kể tuổi tác, ngành nghề,... bởi tất cả mọi người dù thích ăn món gì cũng đều phải nhúng đồ ăn chung một nồi lẩu.
Với từng món ăn được đưa lên thực-đơn, Hẻm Quán đều chú trọng không chỉ từ nguồn gốc nguyên liệu phải tươi ngon, mà ngay cả những gia vị được nêm nếm cùng cũng phải đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng cao. Một trong những gia vị được lựa chọn kĩ càng ngay từ những ngày đầu tiên mở một nhà hàng món Việt nhất định phải quan tâm, chính là nước mắm
Phá lấu là món ăn chơi bắt miệng mà mọi thế hệ người Sài Gòn ai ai cũng yêu thích.
Cá chìa vôi rất quý hiếm, thường sống ở các vùng biển nhiệt đới. Gây ấn tượng mạnh từ tên gọi, bởi cá này có phần đầu cứng và dài ngoằng như cái chìa vôi mà nội ta thường dùng để quệt vôi vào lá trầu không.
Cá lóc hay còn có tên gọi khác là cá tràu, cá quả, là thức quà thiên nhiên ban tặng cho vùng sông nước Cửu Long.